028 6679 0552

Thông tin sức khoẻ

Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ

21/01/2021 TRUNG TÂM PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ TRỢ GIÚP TRẺ KHUYẾT TẬT 0 Nhận xét
Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ
  1. Khái niệm chậm phát triển trí tuệ

Chức năng trí tuệ là khả năng phân tích, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, tư duy khái quát, hiểu các ý tưởng phức tạp, học tập hiệu quả và học tập từ kinh nghiệm. (Hiệp hội Trí tuệ và các khuyết tật phát triển Mỹ- American Association on Intellectual and Developmental Disabilities - AAIDD, 2010)

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của hội Tâm thần Mỹ năm 2013, thì chậm phát triển trí tuệ gồm có 3 tiêu chuẩn:

- Khiếm khuyết chức năng trí tuệ (người có IQ dưới 70)

- Khiếm khuyết chức năng thích ứng

+ Phạm vi nhận thức: gồm ngôn ngữ, kiến thức và khả năng nhớ

+ Phạm vi xã hội: gồm sự đồng cảm, phán đoán suy xét và tuân thủ luật lệ; và

+ Phạm vi thực tiễn: gồm tự chăm sóc, tổ chức và sinh hoạt hàng ngày

  1. Các mức độ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ được chia làm 4 mức độ:

  1. 2.1. Nhẹ (người có IQ từ 50-70)

Nhóm này chiếm khoảng 85% trẻ bị CPTTT, còn được gọi là nhóm “hoà nhập được”. Những trẻ này thường có khó khăn về học vấn,  chỉ học tới lớp 6-7. Sau này thành người lớn, họ có khả năng học nghề và sống một cách độc lập. Tuy vậy, đôi khi họ cũng cần một chút hỗ trợ và chỉ dẫn.

  1. 2.2. Vừa (IQ khoảng 35- 49)

Nhóm này còn được gọi là “huấn luyện được”, chiếm khoảng 10% số trẻ bị CPTTT. Hầu hết trẻ này có thể học được kỹ năng giao tiếp trong thời kỳ niên thiếu. Lớn lên, họ có thể tự chăm sóc bản thân, về học vấn, chỉ đạt dưới lớp 2. Sau này họ có khả năng học được nghề thợ nhưng cần hỗ trợ tương đối.

  1. 2.3. Nặng (IQ từ 20-34)

Số này chiếm khoảng 3-4%. Trẻ học được rất ít kỹ năng giao tiếp lúc niên thiếu, ở tuổi học đường. Về học vấn, trẻ chỉ có thể làm quen với các chữ cái và học đếm.

  1. 2.4. Rất nặng (IQ dưới 20)

Số này chiếm khoảng 1-2%, cần sự trợ giúp thường xuyên và môi trường sống được sắp xếp chặt chẽ. Về khả năng vận động, tự chăm sóc và giao tiếp có thể được cải thiện nếu được dạy dỗ, huấn luyện lâu dài.

  1. Dấu hiệu phát hiện 

 Đối với trẻ nhỏ:

  • Trẻ chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đi hơn so với trẻ cùng tuổi
  • Chậm biết cầm nắm, chơi đồ chơi, việc ăn uống vệ sinh, tắm giặt và các hoạt động hàng ngày đều không làm được giống như các trẻ cùng tuổi khác.
  • Nhớ kém, khó tập trung vào một hoạt động, hiểu chậm về những điều gì nghe, sờ, nhìn thấy.
  • Trẻ có thể học nói muộn hơn, nói câu đơn giản hoặc từ ngữ nghèo nàn.
  • Nếu đi học, trẻ học chậm, kém nhớ mặt chữ, số đếm khó khăn.
  • Giải quyết tình huống kém
  • Có thể có các khuyết tật khác kèm theo: động kinh, các rối loạn nhiễm sắc thế, gen, dị tật sọ mặt

Đối với trẻ KT TT nhẹ đang đi học:

Về ngôn ngữ - ứng xử

  • Ko hiểu những lời bóng gió, ám chỉ, câu thành ngữ, câu có nội dung , từ ngữ phức tạp
  • Diễn đạt không rõ ràng về suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu bản thân: nói chậm, ko có đầu đuôi, có logic.
  • Thường nói ngọng (ngọng phát triển)
  • Cư xử, nói năng ngốc nghếch hơn so với tuổi.
  • Thiếu kiểm soát hành vi, hay nổi cáu, đôi khi hung hãn.

Suy nghĩ - nhận thức

  • Khả năng tiếp thu, nhớ, liên hệ vận dụng kém
  • Học những khái niệm cụ thể, trực quan dễ hơn.
  • Giải quyết vấn đề, ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản.
  • Thể hiện: hay nói theo đuôi, hành xử a dua, thiếu suy nghĩ.

Học tập

  • Các môn học yêu cầu tư duy, trí nhớ... thường kém
  • Viết lách, trình bày kém
  • Có ưu thế các môn GD thể chất, nghệ thuật hình thể...
  • Vận động tinh, điều hợp vận động kém

Tâm lý - xã hội

  • Tâm lý thường vui vẻ quá mức, thất thường hoặc rụt rè
  • Có thể trầm cảm, căng thẳng, lo lắng
  • Hay bị tụt lại sau bạn bè, dễ bị bỏ rơi, hoặc ít bạn
  • Vụng xử lý khi bất hoà, mâu thuẫn: dễ gây gổ.
  • Có thể bị trẻ khác trêu chọc, cười đùa...

Chăm sóc bản thân

  • VS cá  nhân kém, ăm mặc luộm thuộm
  • Tổ chức hoạt động cá nhân kém( sắp xếp
  • Không chủ động được trong cuộc sống
  1. Các kỹ thuật can thiệp trẻ chậm phát triển trí tuệ

Vật lý trị liệu

  • Xoa bóp.
  • Các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bò, đứng đi.
  • Các hoạt động cá nhân

Hoạt động trị liệu

  • Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay.
  • Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.
  • Hoạt động Vui chơi

Ngôn ngữ trị liệu

  • Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm.
  • Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.

Giáo dục mầm non: các chương trình ở các trường mẫu giáo

Thuốc: điều trị động kinh, hóc môn giáp trạng.

Các bài viết của Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ khuyết tật có tính chất tham khảo, phụ huynh có nhu cầu thăm khám trẻ vui lòng gọi số hotline: (028) 6679 0552 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 38 Tú Xương, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

TÀI TRỢ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: